Thứ Năm, 23 tháng 7, 2009
Câu hỏi: Kinh Thánh có phải thật là lời Đức Chúa Trời?
Trả lời: Trả lời cho câu hỏi này chúng tôi sẽ không chỉ quyết định về quan điểm Kinh Thánh hay tầm quan trọng ảnh hưởng đến cuộc sống chúng tôi nhưng điểm cơ bản là hiệu quả của sự sống đời đời trên chúng tôi. Nếu Kinh Thánh thật là lời Đức Chúa Trời, chúng tôi yêu mến, học hỏi, vâng phục và cơ bản là tin cậy. Nếu Kinh Thánh là lời Đức Chúa Trời mà chúng ta lại từ chối có nghĩa là từ chối chính Đức Chúa Trời. Sự thật Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta Kinh Thánh là bằng chứng và minh họa về tình yêu của Ngài đối với chúng ta. Thuật ngữ “Khải thị” nghĩa đơn giản là Đức Chúa Trời truyền đạt cho con người những gì Ngài muốn và làm sao để chúng ta tương giao phải lẽ với Ngài, những điều khải thị tuyệt diệu qua Kinh Thánh này chúng ta không thể nói không có Đức Chúa Trời. Mặc dầu sự khải thị của Đức Chúa Trời về chính Ngài trong Kinh Thánh đã tiến triển hơn 1500 năm, nó luôn luôn chứa đựng mọi điều con người cần biết về Đức Chúa Trời để sắp xếp mối liên hệ phải lẽ với Ngài.
Câu hỏi mà chính chúng ta phải hỏi là làm thế nào chúng ta biết Kinh Thánh là lời Đức Chúa Trời mà không chỉ là quyển sách tốt. Tính cách độc nhất vô nhị về Kinh Thánh đã tách rời nó ra khỏi những sách tôn giáo khác đã từng được viết. Có nhiều bằng chứng Kinh Thánh thật là lời Đức Chúa Trời? Đây là cách hỏi phải được nghiên cứu nếu chúng ta khảo sát cách nghiêm túc về lời tuyên bố của Kinh Thánh rằng Kinh Thánh là lời Đức Chúa Trời được Thánh Linh hà hơi, và đầy đủ toàn thể các vấn đề của đức tin và thực tiễn.
Không có gì nghi ngờ khi Kinh Thánh tuyên bố đây là lời Đức Chúa Trời, Lời Kinh Thánh II Ti-mô-thê 3:15-17 chép rõ ràng: “…Từ khi con còn thơ ấu đã biết Kinh Thánh vốn có thể khiến con khôn ngoan để được cứu bởi đức tin trong Đức Chúa Giê Xu Christ. Cả Kinh Thánh đều là bởi Đức Chúa Trời soi dẫn, có ích cho sự dạy dỗ, bẻ trách, sửa trị, dạy người trong sự công bình, hầu cho người thuộc về Đức Chúa Trời được trọn vẹn và sắm sẵn để làm mọi việc lành.”
Để trả lời những câu hỏi này chúng ta cần phải xem xét cả hai bằng chứng: nội tại và khách quan qua đó biết được Kinh Thánh thật là lời Đức Chúa Trời. Những bằng chứng nội tại là những điều ghi chép trong Kinh Thánh chính chúng làm chứng về nguồn gốc thần tính. Tính nhất quán trong Kinh Thánh là bằng chứng nội tại đầu tiên cho thấy Kinh Thánh thật là lời Đức Chúa Trời. Mặc dầu có 66 sách riêng biệt được viết trên ba châu lục bằng ba ngôn ngữ khác nhau, thời gian viết ước chừng 1500 năm bởi hơn 40 trước giả (những người có các nghề nghiệp khác nhau) Kinh Thánh tồn tại là một quyển sách nhất quán từ đầu đến cuối mà không hề có những điểm dị biệt. Tính đồng nhất này là độc nhất vô nhị so với các sách khác và là bằng chứng nguồn gốc thần tính của những lời mà Đức Chúa Trời ban cho con người trong cách mà họ ghi chép lại từng lời của Ngài.
Những lời tiên tri ghi chép trong những trang Kinh Thánh là bằng chứng nội tại khác cho thấy Kinh Thánh thật là lời Đức Chúa Trời. Kinh Thánh có chép hàng trăm chi tiết những lời tiên tri liên hệ đến tương lai nhiều quốc gia riêng biệt trong đó có Y-sơ-ra-ên, tương lai của những thành phố cụ thể, tương lai của nhân loại và sự hiện ra của Đấng Mê-si là Cứu Chúa không chỉ của Y-sơ-ra-ên nhưng của tất cả những người tin nhận Ngài. Không giống như những lời tiên tri trong những quyển sách tôn giáo khác hay trong sách của Nostradamus. Những lời tiên tri của Kinh Thánh đặc biệt chi tiết và không bao giờ sai sự thật. Chỉ trong Cựu Ước có hơn ba trăm lời tiên tri về Đức Chúa Giê Xu Christ. Không phải chỉ nói đến nơi chốn Chúa sinh ra, gia đình mà Ngài lớn lên nhưng còn nói đến sự chết của Chúa như thế nào và sự sống lại ngày thứ ba. Không có cách giải thích nào hợp lý hơn việc ứng nghiệm những lời tiên tri là do nguồn gốc thần thánh. Không có quyển sách tôn giáo nào khác có phạm vi rộng rãi và cách tiên đoán của những tiên tri như Kinh Thánh đã có.
Bằng chứng nội tại thứ ba về nguồn gốc thần thánh của Kinh Thánh là quyền và sức mạnh độc nhất vô nhị. Trong lúc bằng chứng này có nhiều chủ đề hơn hai bằng chứng nội tại trước, nó không ít lời làm chứng đầy quyền năng về tính thần thánh của nguồn gốc Kinh Thánh. Kinh Thánh có một quyền độc nhất vô nhị không giống như các sách tôn giáo khác. Quyền và sức mạnh này đã làm cho đời sống vô số người được thay đổi qua việc đọc Kinh Thánh. Những người nghiện ngập từ bỏ được cơn ghiền. Những người đồng tính đã được giải thoát khỏi mối quan hệ tội lỗi. Những người bị ruồng bỏ và những kẻ quá mệt mõi đã được thay đổi hoàn cảnh. Những tội phạm nguy hiểm đã chịu đầu phục thay đổi. Những tội nhân được quở trách. Những người ganh ghét nhờ đọc lời Kinh Thánh trở nên yêu thương nhau. Kinh Thánh có chứa đựng sức mạnh và quyền năng thay đổi có thể làm độc nhất vì đây thật là lời của Đức Chúa Trời.
Bên cạnh những bằng chứng nội tại Kinh Thánh thật là lời Đức Chúa Trời còn có những bằng chứng khách quan cho thấy Kinh Thánh thật là lời của Đức Chúa Trời. Một trong những bằng chứng này là tính chất lịch sử của Kinh Thánh. Bởi vì những sự kiện chi tiết lịch sử của Kinh Thánh là thật và chính xác được kiểm tra như với bất kỳ văn kiện lịch sử khác. Xuyên qua cả những bằng chứng khảo cổ học và những văn bản khác những địa điểm lịch sử của Kinh Thánh đã được chứng minh là thật và chính xác theo từng thời gian. Sự kiện tất cả những bằng chứng khảo cổ học và văn bản viết tay hổ trợ Kinh Thánh làm thành một quyển văn tự tốt nhất của thế giới cổ. Sự kiện tính chân thật và chính xác của Kinh Thánh ghi lại những bằng chứng lịch sử có thể kiểm tra là sự biểu thị vĩ đại về tính chân thật liên quan với những chủ đề và những học thuyết tôn giáo giúp đỡ chứng minh cho lời tuyên bố Kinh Thánh thật là lời Đức Chúa Trời.
Bằng chứng khách quan khác về Kinh Thánh thật là lời Đức Chúa Trời là tính chính trực của những tác giả con người. Như được đề cập trước hết, Đức Chúa Trời đã sử dụng những con người từ nhiều bước đi của cuộc sống để ghi chép lại lời của Ngài cho chúng ta. Trong sự nghiên cứu về đời sống của những người này không có lý do tin rằng họ không phải là những người chân thật, ngay thẳng. Xem xét đời sống của họ và sự việc họ sẵn sàng chịu chết (thường là những cái chết đau đớn) cho những gì họ tin, điều đó nhanh chóng trở thành rõ ràng những người bình thường ngay thẳng này thật tin rằng Đức Chúa Trời đã nói với họ. Những người đã viết Tân Ước và hàng trăm tín hữu khác (I Cô-rinh-tô 15:6) biết rõ sự thật về sứ điệp của họ bởi vì họ đã nhìn thấy và trãi qua nhiều thời gian với Chúa Giê Xu Christ sau khi Ngài từ kẻ chết sống lại. Nhìn thấy thân thể phục sinh được biến hóa của Đấng Christ là một ấn tượng mạnh mẽ của những người này. Họ đi từ chỗ trốn tránh trong sợ hãi đến chỗ sẵn sàng chịu chết cho sứ điệp của Đức Chúa Trời đã khải thị cho họ. Đời sống và sự chết của họ chứng minh cho sự thật Kinh Thánh thật là lời của Đức Chúa Trời.
Bằng chứng khách quan cuối cùng về Kinh Thánh thật là lời Đức Chúa Trời là sự bền vững của Kinh Thánh. Vì tầm quan của những lời tuyên bố Kinh Thánh thật là lời Đức Chúa Trời, Kinh Thánh đã phải chịu đựng nhiều sự tấn công hằn học và mưu toan hủy phá nó hơn nhiều loại sách khác trong lịch sử. Từ những vị hoàng đế La Mã đầu tiên như Diocletian qua đến những nhà độc tài Cộng sản đến thời đại tân tiến của những cuộc bút chiến và những nhà vô thần, Kinh Thánh vẫn đứng vững và tồn tại lâu hơn tất cả những kẻ chống đối và vẫn còn là quyển sách được in ấn rộng rãi nhất trong thế giới ngày nay.
Suốt qua thời gian, những kẻ hoài nghi đã xem Kinh Thánh như một loại thần thoại, nhưng khảo cổ học đã xác định Kinh Thánh như là loại lịch sử. Những kẻ thù nghịch tấn công vào sự dạy dỗ của Kinh Thánh như là cổ lỗ và lỗi thời nhưng những khái niệm đạo đức và hợp pháp của Kinh Thánh có ảnh hưởng tích cực vào văn hóa xã hội trên toàn thế giới. Kinh Thánh tiếp tục bị tấn công bởi khoa học, tâm lý học và những phong trào chính trị nhưng sự thật và thích đáng cho ngày nay vẫn được giữ nguyên như lúc Kinh Thánh được viết ra lần đầu. Kinh Thánh là sách làm thay đổi vô số đời sống và những nền văn hóa suốt 2000 năm qua. Những kẻ thù nghịch Kinh Thánh cố gắng tấn công, hủy phá hoặc gây tai tiếng nhưng không có vấn đề gì, Kinh Thánh vẫn giữ nguyên đúng sức mạnh, đúng sự thật và thích đáng đúng sau những cuộc tấn công cũng như trước đó. Tính xác thực được bảo tồn mặc dầu có nhiều mưu toan làm sai lạc, tấn công hay hủy hoại. Những điều đó là bằng chứng rõ ràng cho sự kiện Kinh Thánh thật là lời của Đức Chúa Trời. Không có gì ngạc nhiên cho chúng ta khi không có vấn đề làm sao Kinh Thánh bị tấn công, nó luôn luôn đưa đến sự bền vững và vô sự. Sau cùng, Chúa Giê Xu đã phán: “Trời đất sẽ qua đi nhưng lời của Ta không bao giờ qua đi” (Mác 13:31) Sau khi tìm kiếm bằng chứng người ta có thể nói không nghi ngờ rằng: “Đúng vậy, Kinh Thánh thật là lời của Đức Chúa Trời.”
Thứ Ba, 21 tháng 7, 2009
truyện ngắn :giọt nước mắt trong đêm
Đêm ấy khi tôi mở cửa lầu trên bước ra ngoài ban công hóng gió, tôi thấy mẹ tôi đã ngồi đó tự bao giờ. Mẹ gục đầu, hai tay nắm chặt vào nhau, bờ vai mẹ run run theo từng cơn thổn thức! Tôi len lén khẽ đến bên mẹ, nhẹ nhàng ngồi xuống mà không biết phải nói gì. Nghe tiếng thở nhẹ, mẹ nhìn sang, thấy tôi mẹ liền nắm lấy tay tôi, kéo tôi vào lòng và khóc. Với đầu óc non nớt của một đứa bé vừa mới lớn, tôi không thể nào hiểu nổi tại sao mẹ lại khóc ngon lành như vậy, chỉ nghĩ rằng chắc mẹ đang gặp chuyện gì buồn lắm đây.
Tôi còn nhớ ngày mẹ được tin bố mất ở nước ngoài vì tai nạn xe, mẹ đau buồn ghê lắm. Bệnh bao tử của mẹ tái phát khiến mẹ phải nhập viện vài tuần làm cả nhà tôi ai cũng phát lo. Nhưng lúc ấy mẹ không khóc nhiều như thế. Mẹ chỉ rơm rớm thôi. Sao đêm nay mẹ thổn thức nghẹn ngào quá?! Có điều gì xót xa hơn nỗi đau của một người đàn bà goá chồng phải một mình tần tảo nuôi con suốt mười mấy năm trời mà không hề than oán, cũng không hề nghĩ đến chuyện đi bước nữa? Có điều gì thương tâm hơn cảnh người mẹ còm cõi ngồi ôm con khóc trong đêm khuya thanh vắng? Phải chăng tôi đã làm gì sai khiến mẹ tôi đau lòng? Phải chăng mẹ đang gặp chuyện gì không hay trong cơ quan? Hay mẹ đang chạnh lòng nhớ bố?...
Mấy lần tôi mớm miệng định hỏi nhưng thấy mẹ tôi còn khóc, tôi không dám. Tôi chỉ ôm chặt mẹ và tận hưởng hơi ấm từ vòng tay và cả thân thể của mẹ truyền sang. Đêm đó trời se se lạnh vì đang là mùa Giáng Sinh nhưng tôi cảm thấy thật ấm áp khi ngồi trong lòng mẹ. Vậy nên tôi thích cứ được mẹ ôm mình mãi và tôi mong sao giây phút ấy trôi qua thật chậm, thật chậm để tôi có thể ôm mẹ lâu hơn.
Khóc hồi lâu rồi mẹ khẽ hỏi: “Ngày mai con đi lễ với mẹ được không?” Tôi lặng thinh không nói, lòng nghĩ lung lắm vì vẫn còn ấn tượng hoài Noel năm ngoái…
-------
Mọi việc diễn ra rất bất ngờ từ cái hôm ông mục sư đem hài cốt của bố tôi về Việt Nam. Bố tôi đi hợp tác lao động tại Đức lúc tôi còn ẵm ngửa. Khi ấy mẹ tôi phải bán ngôi nhà ở Thủ Đức để về ở chung với ông bà ngoại. Ở nơi đất khách quê người đó, phần vì buồn thương nhớ vợ con, phần vì miệt mài làm việc, bố tôi bị bệnh thận nặng, phải mổ lấy cả hai quả thận và lúc nào trên người cũng phải đeo máy lọc máu. Một tháng trước khi bố tôi mất, bố đã tin nhận Chúa Giê-xu và được một Hội Thánh bên ấy bảo trợ. Khi bố tôi qua đời rồi, chính Hội Thánh đã cưu mang làm lễ an táng và hỏa thiêu cho bố rồi cử người đem hài cốt về với gia đình tôi. Sau khi làm xong mọi thủ tục nhận lãnh, lúc ông mục sư sửa soạn ra về, thình lình mẹ tôi hỏi xin ông mục sư rằng liệu hai mẹ con chúng tôi có thể tham dự lễ Giáng Sinh sắp tới được không. Trước đó ông mục sư chưa hề chia sẻ điều gì về Chúa cho gia đình tôi cả. Nghe vậy, ông mục sư vui lắm, liền mời ngay hai mẹ con tôi đến dự lễ cùng Hội Thánh và trước khi ra về ông cũng không quên nhắn nhủ hai mẹ con về giờ giấc và địa điểm một lần nữa.
Hôm Giáng Sinh hai mẹ con tôi đến nhà thờ thật sớm. Quang cảnh nhà thờ thật đẹp. Mọi thứ nom thật dễ thương từ cây thông Noel trang hoàng lộng lẫy đến những ngôi sao, những quả cầu và hàng chuông trang trí đủ màu xinh xắn treo khắp nơi trong giáo đường. Mọi người chào đón hai mẹ con tôi rất nồng nhiệt và thân thiện làm tôi thích lắm. Tôi nghĩ Giáng Sinh ở nhà thờ xem chừng cũng hay nhưng ngờ đâu khi tham dự buổi lễ tôi mới thất vọng. Thật vô vị và chán chường dường bao! Sao người ta thích đứng lên ngồi xuống thế! Họ hát nghe cũng hay nhưng các bài hát toàn nói về ông Giê-xu nào đấy thật xa vời làm tôi chẳng mấy hứng thú. Lại còn một ông mục sư phốp pháp nào đó giảng một bài thật dài lê thê, tôi nghe mà hai lỗ tay lùng bùng cả lên vì chẳng hiểu mô tê gì cả. Mấy lần tôi định chuồn ra ngoài nhưng thấy mẹ đang chăm chú nghe ông ta giảng và mẹ thường khoe với mọi người tôi là đứa con ngoan, đặt đâu ngồi đó nên tôi lại thôi. Cuối giờ ông mục sư nọ kêu gọi mọi người lên tiếp nhận Chúa Giê-xu, mẹ liền nắm tay tôi cùng lên và tôi cũng cầu nguyện tiếp nhận Chúa như ai nhưng trong lòng thì không tin gì hết. Rồi tôi ra về và tự nhủ rằng sẽ không bao giờ ghé lại nơi này lần thứ hai.
Quả thật, kể từ hôm ấy tôi không hề đặt chân lên nhà thờ đó nữa. Dù mẹ tôi có nói hết lời tôi vẫn nhất quyết không đi. Tôi nói với mẹ rằng tôi cảm thấy chán đứng lên ngồi xuống quá, rằng đi lễ thì sớm mà tôi thì thích ở nhà ngủ vùi vào ngày Chúa Nhật hơn, rằng tôi thích ở nhà ăn đồ cúng hơn vì đồ cúng rất ngon, theo Chúa bỏ ăn những thứ đó uổng lắm… Tôi viện hàng ngàn lý do để mẹ tôi không dẫn tôi đi lễ nữa. Mẹ không la cũng không ép tôi nhưng gương mặt mẹ trông buồn lắm. Tôi biết nhưng vẫn cố làm ngơ vì thật sự là tôi không thích…
--------
Nghĩ tới ngày mai đi lễ với mẹ lòng tôi cảm thấy ngao ngán. Thấy mẹ khóc tôi rất thương nên không dám nói, chỉ yên lặng vờ như không nghe gì. Mẹ biết tôi không thích nên mẹ cũng không nói thêm lời nào, cứ ôm tôi mà khóc. Từng giọt, từng giọt nước mắt lăn dài trên má mẹ, lăn sang mặt tôi nóng hổi. Tôi cảm thấy mắt mình cũng cay cay. Khi ấy tôi thấy tội mẹ quá, cứ ôm chặt mẹ nhưng lòng dặn lòng kiên quyết không đi…
--------
Noel năm sau, mẹ tôi lại khóc! Trong đêm tối lạnh lẽo, mẹ vẫn ngồi đó, nơi ban công quen thuộc, vẫn ôm tôi vào lòng và khóc nức nở. Mỗi năm tôi thấy mẹ khóc nhiều hơn, giọt nước mắt càng nóng bỏng hơn vì không những mẹ chịu đựng sự cứng đầu, bướng bỉnh của tôi thôi mà mẹ còn chịu sự bắt bớ và chống đối ngày càng quyết liệt của gia đình. Mới đầu mẹ tôi tin Chúa, gia đình tôi không nói một lời. Nhưng qua những ngày sau, thấy mẹ không đốt nhang, không làm đồ cúng và biết mẹ cũng không chịu làm đám giỗ nữa, gia đình tôi đều không chấp nhận và chửi mẹ rất thậm tệ. Họ nói mẹ tôi nào là đồ bất hiếu, thứ bất nhân bỏ ông bỏ bà, đồ ngu si cuồng tín..v..v..Họ không những chửi mẹ tôi thôi mà còn chửi luôn cả Chúa, cả những con cái Chúa đến thăm viếng mẹ tôi nữa. Ông tôi là người chống đối mẹ tôi nhiều nhất. Ông rất hung và hay dùng những lời lẽ thô tục để chửi mẹ tôi. Có những lúc ông giận quá đã đánh mẹ tôi và đuổi hai mẹ con tôi ra khỏi nhà. Ông quăng đồ đạc chúng tôi ra ngoài sân, và xua mẹ đi như đuổi tà. Lúc đó mẹ chỉ khóc, lặng lẽ nhặt từng món đồ, gom chúng lại một chỗ và gục đầu trước hiên, chờ ông tôi nguôi giận rồi mới dám rón rén vào nhà. Tôi cũng lăng xăng giúp mẹ, lòng tự hỏi sao hai mẹ con tôi lại ra nông nổi này. Tôi thắc mắc không hiểu cái ông Giê-xu mà mẹ tôn thờ là ai mà mẹ sẵn sàng hy sinh đến thế? Tại sao ông ta lại khiến mẹ tôi đau khổ quá? Ông ấy có biết có những ngày mẹ tôi hai tay run run cầm chén cơm chan nước mắt mà ăn không? Ông có biết là mẹ tôi khóc nhiều đến nỗi mắt đã thâm quầng rồi không? Ông có hay trong những ngày giỗ, mẹ tôi chỉ lủi thủi trong bếp hoặc trốn trên gác khóc rấm rứt vì sợ bị bà con dòng họ đàm tếu nên chẳng dám bước lên nhà trên không?...Liệu ai sẽ giúp mẹ con tôi vượt qua cảnh khốn nạn này???...
Cứ thế ngày lại qua ngày trôi qua, ba năm liền mẹ tôi chẳng lấy một ngày vui trọn vẹn. Mẹ âm thầm chịu đựng, mặc cho gia đình lời ra tiếng vào, mẹ vẫn đi nhóm đều đặn, vẫn cầu nguyện thường xuyên và cứ đến Mùa Giáng Sinh là mẹ ôm tôi mà khóc. Song chính nhờ những giọt nước mắt quí giá ấy mà tôi được Chúa Giê-xu chạm đến và Ngài đã cứu lấy cuộc đời tôi. Tôi không hiểu vì sao tôi tự đến nhà thờ, tự tiến đến bục giảng, nơi mà tôi rất ghét trước đó, để quì gối và tiếp nhận Chúa Giê-xu là Cứu Chúa, là Chủ đời mình. Rất tự nguyện! Rất lạ lùng! Dường như có một bàn tay vô hình nào đó đã kéo tôi đến với Ngài mà tôi không cưỡng lại được. Bàn tay ấy hiện vẫn đang nắm giữ cuộc đời tôi. Khi tôi vấp ngã, tôi biết vẫn có người còn khóc cho tôi và một lần nữa tôi cảm thấy cánh tay ấy cho tôi sức mạnh để vực tôi dậy từ trong vũng bùn tội lỗi.
Kể từ Giáng Sinh năm đó mẹ tôi không còn khóc nữa!
Đã hơn mười năm trôi qua, sự bắt bớ đã giảm dần, ông tôi đã mất và gia đình tôi dần thông hiểu cho niềm tin của hai mẹ con chúng tôi hơn. Mẹ tôi giờ đây không còn phải khóc đau khổ cho tôi nữa vì tôi nay đã trở thành một người hầu việc Chúa sốt sắng. Tiếng khóc ấy chỉ còn đọng lại trong ký ức. Nhưng tôi biết nhiệm vụ của hai mẹ con chúng tôi chưa kết thúc. Tôi tiếp tục khóc cho những người thân còn lại trong gia đình và khóc cho cả dân tộc Việt Nam đang sống trong cảnh lầm than cơ cực, không chốn nương thân, không nơi nương tựa. Đâu đó vẫn còn có những mảnh đời bất hạnh đang cần tiếng khóc của tôi để lay động cánh tay quyền năng của Đức Chúa Trời vươn ra giải cứu họ.
Khi bạn đọc đến những dòng này, có thể bạn đang đồng cảnh ngộ, đồng tâm trạng với mẹ tôi cách đây mười năm. Có thể bạn đang khóc, đang tha thiết cầu nguyện cho người thân trong gia đình bạn, cho hàng xóm của bạn, bạn bè của bạn, hay một người nào đó mà bạn đang cưu mang. Vậy hãy khóc cho đến khi nước mắt hóa tiếng cười, hận thù hoá yêu thương và đau thương hoá vui mừng, bạn nhé! Rồi có một ngày bạn sẽ thấy:
“Những người gieo giống trong nước mắt, sẽ gặt hái trong hân hoan. Người nào vừa đi vừa khóc, mang giống ra gieo; sẽ trở về, vác bó lúa mình trong tiếng hát vui vẻ.” (Thi Thiên 126:5-6)
Sài Gòn 23/12/2006
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
phim cuoc doi cuu chua JESU
DỰ BÁO: NGÀY TẬN THẾ
kỳ tận thế 2
cuoc doi co CHUA...
những cuộc đời thay đổi khi gạp chúa jesu
tâm tình !
Vay ma nhanh that day ...da gan 2 nam TH buoc chan vao gia dinh cua dang CHRIST, da 2 nam TH duoc GOD om ap, yeu thuong, day do...., 2 nam du de TH cam nhan sau sac tinh yeu cua GOD danh cho TH, 2 nam TH hoc cach lon len, truong thanh...!
Nho nhung ngay dau tien khi duoc nghe ve tin lanh , TH da khut tu vi nghi rang do la dao cua nuoc ngoai, TH so phai tham gia vao 1 to chuc nao do phan dong,....ui nhung lo lang that nhieu lam.....
vao mot buoi chieu th duoc nho cho chi ANH DUONG di hat truyen giang ..do cung la lan dau tien TH biet den cuoc doi chua JESU va su diep yeu thuong cua Ngai.
...JESU YEU TOI VA NGAI XUONG TRAN GIAN NAY DE CHET THE CHO TOI/ VI TOI CUA TOI MA NGAI DA CHIU DONG DINH TREN THAP TU.
" vi duc chua troi yeu thuong the gian nen da sai con mot cua ngai , hau cho he ai tin con ay khong bi hu mat ma duoc su song doi doi"
Toi da khoc rat nhieu khi nhan biet tinh yeu qua lon cua ngai boi nhung lan roi, vet thuong, dau don, nhuc hinh....
Toi da tiep nhan Chua va cau nguyen voi ngai rang " hay cho con gap Ngai..., biet Ngai la ai..., hay cho con kinh nghiem quyen nang cua Ngai tren doi song con....Toi da tin Chua nhu vay do .
Doi song TH da thay doi tu do, TH ko con ham choi nhu truoc kia nua ( hehe truoc kia th quay lam...mon gi TH cung biet het tron/(hehe)
Nhung co CHUA rui TH thay doi nhieu lam do.... nhin thi biet ma!!!doi song TH that phuoc hanh , binh an, TH yeu cha me hon, ban be hon, va dac biet quy trong than the, su song cua minh hon. Vi do la den tho cua DUC- JE-HO-VA ma !